TRÌNH TỰ THI CÔNG MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM
TRÌNH TỰ THI CÔNG MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM:
-Công tác gia cố nền móng.
-Công tác đất.
-Công tác dầm, giằng móng.
CÁC LOẠI MÓNG PHỔ BIẾN TRONG THI CÔNG NHÀ DÂN DỤNG:
Móng nhà là một bộ phận quan trọng, nó chịu tải trọng toàn bộ công trình và truyền tải trọng đó phân tán xuống nền đất. Để thiết kế được móng cần 2 loại số liệu cơ bản: số liệu về nền đất và số liệu nội lực ở chân kết cấu. Để có số liệu về nền đất chúng ta cần khảo sát địa chất và làm các thí nghiệm về cơ học đất.
Phân loại móng:
Theo độ sâu đặt móng chia ra làm 2 loại: móng nông và móng sâu.
Móng nông: móng đơn, móng băng, móng bè. Móng nông được dùng cho các công trình có tải trọng nhỏ.
Móng sâu: thường dùng là móng cọc, được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, đất yếu. Phân loại theo phương pháp thi công gồm có cọc khoan nhồi ( Cọc thi công ở công trường) và cọc đúc sẵn ( bao gồm cọc ép và cọc đóng).
Trong xây dựng nhà dân dụng các loại móng được sử dụng là móng cọc, móng bè, móng băng.
+ Móng đơn (móng trụ) là loại kết cấu móng đơn giản và phổ biến nhất. Loại móng này được sử dụng khi cột được dùng làm hệ kết cấu chịu lực công trình. Thường thì dưới mỗi cột chịu lực sẽ có một móng đơn. Móng đơn có hình vuông hoặc chữ nhật bằng bê tông
Móng Băng:
Móng băng thường gặp trong các kết cấu tường chịu lực, móng làm việc dạng một dải dài, chịu tải trọng từ tường truyền xuống.
Móng băng có ưu điểm là giảm bớt sự lún không đều, tăng độ cứng của công trình đặc biệt là móng băng giao thoa.
Dựa theo vật liệu móng: móng băng gạch hoặc bê tông cốt thép.
Phân loại dựa vào đặc trưng độ cứng chia ra làm 3 loại
Móng cứng: đặc điểm là biến dạng của móng rất nhỏ so với biến dạng của đất nền (hay độ cứng của móng lớn hơn độ cứng của đất nền)
Móng mềm: là loại móng có khả năng biến dạng cùng cấp với biến dạng của đất nền (độ cứng của móng nhỏ hơn độ cứng của đất nền)
Móng cứng hữu hạn: là loại móng có tính chất trung gian giữa móng cứng và móng mềm
Dựa theo phương vị chia làm 2 loại: móng băng 1 phương, móng băng 2 phương
Móng bè:
Là móng bê tông cốt thép đổ liền khối dưới toàn bộ công trình hoặc dưới đơn nguyên. Móng bè được được dùng ở những nơi nền đất yếu. Nếu công trình xây dựng có tầng hầm, kho bãi thì lựa chọn móng bè là giải pháp thích hợp nhất.
Móng bè có 2 loại: móng bè dạng sàn nấm và móng bè có dạng sườn (có sườn nổi hoặc chìm).
Móng sâu:
Móng sâu thường dùng là móng cọc, được sử dụng khi phương án móng nông không đáp ứng được về mặt kỹ thuật, đất yếu. Phân loại theo phương pháp thi công gồm có cọc khoan nhồi ( Cọc thi công ở công trường) và cọc đúc sẵn ( bao gồm cọc ép và cọc đóng).
Móng cọc là dùng cọc cắm vào lớp đất tốt ở dưới sâu, dùng sức chịu tải của cọc để chống đỡ tải trọng bên trên. Sức chịu tải này gồm 2 phần: lực chống ở đầu mũi cọc và lực ma sát ở thành bên của cọc với đất.
Về phương pháp thi công chia ra: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi.
CÔNG TÁC ĐẤT:
Sau khi hoàn tất hạng mục thi công ép cọc nhà thầu chuyển qua hạng mục đào móng bằng cả phương pháp đào máy và thủ công.
Sau khi đạo đất xong nhà thầu cho vệ sinh hố móng và đào rãnh thoát nước. Rãnh thu nước được bố trí 2 bên hố móng kích thước 200mm.
Đất thừa được vận chuyển bằng ô tô, xe rùa ra khỏi phạm vi thi công. Đất đủ điều kiện đắp thì được tập kết tại bãi thuận tiện cho thi công đắp đất hoàn thiện.
Sau khi đào và sửa móng phải kiểm tra lại cao độ đào cho đúng với thiết kế bằng máy thủy bình, kinh vĩ.
Quy trình đập phá đầu cọc bê tông:
Sau khi đánh dấu cao độ trên từng cọc bê tông, chúng ta tiến hành cắt vòng quanh đầu cọc không được chạm vào thép nhằm mục đích khi đục sẽ không bị sứt mẻ phần đầu cọc còn lại.
Tiến hành đập phá bê tông bằng xe cơ giới.
Sau khi đã đục xong, tiếp tục đục tỉa hoàn thiện bằng thiết bị cầm tay.
Từ các mốc được định vị từ trước tiến hành định vị vị trí móng và xác định vị trí lớp lót móng.
Kiểm tra lại 1 lần nữa cao độ thực tế và cao độ thiết kế cho chính xác.
Nền lớp lót móng phải được đầm chặt bằng máy đầm và bằng phẳng.
CÔNG TÁC CỐP PHA, CỐT THÉP:
Công tác cốp pha: cốp pha có thể được làm bằng gạch, gỗ, hoặc thép.
Cốp pha phải đủ vững chắc, độ dày theo quy định đảm bảo độ ổn định trong quá trình đổ bê tông.
Cốp pha xây bằng gạch theo kích thước đài móng
Công tác gia công lắp đặt cốt thép.
Cốt thép đưa vào thi công là thép đạt được các yêu cầu của thiết kế, có chứng chỉ kỹ thuật kèm theo và cần lấy mẫu thí nghiệm kiểm tra.