THI CÔNG CÁN NỀN XI MĂNG TRÊN TẦNG LẦU SÂN THƯỢNG BAN CÔNG
I.CÔNG TÁC CÁN NỀN:
Cán nền (láng nền) là công đoạn hoàn thành trước khi ốp lát gạch, có tác dụng ốp lát gạch dễ dàng, có độ bám dính chắc chắn, không bị bong tách phồng rộp gạch. Lớp cán nền bằng phẳng, không bị lồi lõm thì công tác ốp lát sẽ diễn ra nhanh chóng, đạt được thẩm mỹ cao.
+ Trước khi cán nền cần làm sạch bụi đất, rêu mốc và sử dụng bàn đập để bề mặt cán bằng phẳng tương đối.
+ Nếu bề mặt láng có diện tích rộng thì cần chia ra thành từng ô nhỏ để cán.
II.CÔNG TÁC ỐP TƯỜNG:
- Các phương pháp ốp:
+ Ốp bằng vữa xi măng.
+ Ốp bằng keo gắn.
+ Ốp bằng giá đỡ, móc treo, bu lông, đinh vít.
+ Trước khi tiến hành ốp, cần hoàn thành việc lắp đặt các mạng kỹ thuật ngầm, các chi tiết có chỉ định đặt trong tường cho hệ thống cấp thoát nước, điện, điện thoại, truyền hình, cấp ga, khí, điều hòa không khí, cáp máy tính... và các công việc khác có liên quan để phòng tránh mọi va chạm, chấn động có thể gây nên hư hỏng hoặc ảnh hưởng đến chất lượng lớp ốp.
+ Mặt ốp phải thỏa mãn các yêu cầu như độ phẳng, độ chắc và bám dính của nền ốp với vật liệu ốp, độ đồng đều của mặt ốp về màu sắc, hoa văn trang trí, mạch ốp.
III.CÔNG TÁC LÁT:
+ Gạch lát, tấm lát phải đạt yêu cầu kỹ thuật về chất lượng, chủng loại, kích thước, màu sắc.
+ Mặt lớp nền phải đảm bảo phẳng, chắc chắn, ổn định, có độ bám dính với vật liệu gắn kết và được làm sạch tạp chất.
+ Mặt lát phải đảm bảo các yêu cầu về độ cao, độ phẳng, độ dốc, độ dính kết với lớp nền, chiều dày vật liệu gắn kết, bề rộng mạch lát, màu sắc, hoa văn, hình dáng trang trí …
+ Công tác làm đầy mạch lát chỉ được tiến hành khi các viên gạch lát đã dính kết với lớp nền. Trước khi làm đầy mạch lát, mặt lát phải được vệ sinh sạch sẽ. Mạch làm đầy xong, lau ngay cho đường mạch sắc gọn và vệ sinh mặt lát không để chất làm đầy mạch lát bám dính làm bẩn mặt lát.
IV.CÔNG TÁC CHỐNG THẤM SÂN THƯỢNG, BAN CÔNG, SÀN WC:
Chống thấm sàn là hạng mục không thể thiếu trong mỗi công trình xây dựng. Tác dụng bảo vệ sàn mái trước tác động từ thời tiết, khí hậu, sau đó là làm đẹp và giữ gìn kết cấu ngôi nhà.
Các phương pháp chống thấm cơ bản:
+ Dùng SIKA
+ Dùng màng khò chống thấm.
+ Dùng sơn chống thấm.
Phương pháp chống thấm bằng sơn chống thấm.
V.CÔNG TÁC THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO, SƠN BẢ:
Công tác trần: Đóng trần thạch cao khung chìm, trần thạch cao khung chìm chống ẩm.
- Vệ sinh và chuẩn bị bề mặt:
+ Với bề mặt tường mới xây phải dành đủ thời gian khô bề mặt và đủ thời gian bảo dưỡng.
+ Vệ sinh bụi bẩn bằng máy nén khí hay chổi quét.
+ Nếu tường quá khô nên làm ẩm tường bằng cách dùng rulo lăn qua tường bằng nước sạch.
- Bả tường, làm nhẵn bề mặt:
+ Đầu tiên trét 1 lớp bả matit trước, sau đó chờ khô thì trét lớp thứ 2. Thời gian giữa 2 lớp phụ thuộc vào độ ẩm không khí.
+ Sau khi trét lớp 2, để khô tối thiểu 12h rồi dung giấy ráp đánh bề mặt bả để tạo phẳng cho giai đoạn tiếp theo. Dùng chổi sạch hoặc súng phun hơi vệ sinh hết bụi bặm bám trên bề mặt tường.
Thi công sơn bả.
- Tiến hành sơn lót:
+ Sơn có thể pha thêm nước sạch theo tỷ lệ của nhà cung cấp. Dùng chổi,con lăn hoặc súng phun sơn lên bề mặt đã xả nhám. Trong quá trình sơn lót, bạn lưu ý một số điểm như sau:
+ Không nên sơn quá 02 lớp sơn lót
+ Bề mặt đã sơn lót không được để bám bụi hoặc bôi bẩn để tránh trường hợp tách lớp sau này.
- Sơn phủ màu hoàn thiện:
+ Dùng rulo hay máy phun thông thường sơn 2 lớp (tối thiểu 2 lớp).
+ Các lớp cách nhau từ 2-3h.
Gia công lắp đặt lan can tay vịn cho cầu thang.
Gia công lắp đặt lan can tay vịn cho ban công.
Phần điện: lắp đặt tủ điện, ổ cắm, công tắc, hệ thống đèn điện trần, tường, chuông cửa, camera hình...
Phần nước: hệ thống cấp thoát nước, lavabo, bồn cầu, vòi tắm nóng lạnh, hệ thống nước nóng…