THI CÔNG XÂY DỰNG CỘT DẦM SÀN
HƯỚNG DẪN TRÌNH TỰ THI CÔNG CỘT, DẦM, SÀN NHÀ:
Để đảm bản công trình nhà ở được xây dựng đảm bảo an toàn và chất lượng tốt nhất. Dầm sàn và cột là những bộ phận kết cấu chính của ngôi nhà, chịu trách nhiệm chịu lực chính nên phải đặc biệt lưu ý trong thi công để đảm bảo chất lượng.
BƯỚC 1: KIỂM TRA CỐP PHA CỐT THÉP TRƯỚC KHI ĐỔ BÊ TÔNG
Sau khi đã lên bản thiết kế thì bước đầu tiên khi thực hiện công trình là lắp dựng giàn giáo. Những kỹ sư giám sát, chủ công trình cần phải theo dõi sát sao để định vị độ cao, tìm trục tim chính xác. Tiến hành lắp đặt giàn giáo cẩn thận, đúng như thiết kế, đảm bảo an toàn.
Cốp pha phải đảm bảo yêu cấu kỹ thuật: đo đạc xác định vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín thít trước khi đổ, đầm bê tông.
Cốp pha cột: chân cốp pha phải đảm bảo đúng vị trí, chắc chẵn đảm bảo khi đổ bê tông không bị xô lệnh, biến dạng dưới trọng lượng của bê tông cốt thép và tatir trọng trong quá trình thi công.
Cốp pha cột cần phải chống, neo, rọi đảm bảo cho cột không bị nghiêng, phình.
Vệ sinh cốp pha và bôi dầu chống bám dính bê tông lên bề mặt cốp pha.
Lắp dựng giáo chống, tăng đơ cáp và căn chỉnh khuôn cột.
Tiến hành nghiệm thu và lắp đặt hệ sàn thao tác.
Cốp pha dầm, sàn:
Cốp pha phải đủ vững chắc, độ dày theo quy định đảm bảo độ ổn định.Không bị biến dạng dưới trọng lượng của bê tông cốt thép và tải trọng trong quá trình thi công.
Cốp pha phải đảm bào phẳng mặt, sau khi lắp đặt phải chắc chắn, kín thít thẳng đứng.
Thành cốp pha phải thẳng không cong vênh, kiểm tra cao độ đáy dầm.
Vệ sinh cốp pha, quét lớp dầu chống dính bê tông lên bề mặt cốp pha
Đối với ván khuôn sàn có thể lót thêm bạt ở trên ván để hạn chế sự thoát nước xi măng.
Mặt bằng nơi lắp đặt phải bằng phẳng, chân cột phải được kê đệm chống lún chống trượt.
Kiểm tra độ võng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí.
BƯỚC 2: CÔNG TÁC THI CÔNG LẮP ĐẶT CỐT THÉP.
Cốt thép cần được lưu ý lắp đặt đúng chủng loại thép và lắp đặt đúng khoảng cách như bản vẽ đã thể hiện. Các vị trí nối thép cần được bố trí đúng theo tiêu chuẩn từ 30d – 45d tùy vào vị trí chịu lực. Thép là thành phần chịu kéo trong cấu kiện bê tông cốt thép. Nên cần được thí nghiệm khả năng chịu kéo đúng theo tiêu chuẩn trước khi nhập về và gia công lắp đặt.
Cốt thép được gia công tại bãi gia công sau đó vận chuyển đến vị trí lắp dựng.
Lắp đặt cốt thép đúng vị trí, số lượng, quy cách theo thiết kế cụ thể cho từng kết cấu.
Lắp đặt phải đảm bảo đủ chiều dày lớp bảo vệ cốt thép (dùng con kê bê tông).
Đảm bảo khoảng cách giữa các lớp cốt thép.
Nghiệm thu công tác cốp pha, cốt thép.
Tiến hành kiểm tra lại một lần nữa tổng thể, về giàn giáo, về cốp pha, về những luồng dây đi, sắt thép xem sở hữu còn vấn đề gì cần khắc phục. Hoặc ở những điểm giao ước nhau thì sở hữu bị gấp khúc, trùng hay ko.
BƯỚC 3: QUY TRÌNH ĐỔ BÊ TÔNG.
- Bê tông trộn tay: Đối với bê tông trộn tay thì nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật. Xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997, xi măng pooc lăng hỗn hợp – yêu cầu kỹ thuật.
- Bê tông tươi:
+ Bê tông tươi khi nhập về công trình cần đảm bảo các điều kiện kỹ thuật về mác bê tông, độ sụt, nhiệt độ, thời gian từ lúc xuất xưởng và khi đến công trường.
+ Thời gian: Giờ xuất xưởng ghi trên phiếu và giờ đổ bê tông ra cấu kiện không vượt quá 120 phút.
+ Mác bê tông: So sánh với thiết kế của cấu kiện và phiếu giao hàng.
+ Độ sụt: Thử độ sụt bê tông so với phiếu giao hàng. Bê tông được đổ vào nón sụt 3 lần, mỗi lần đầm 15 cái bằng thanh thép tròn đường kính 14, sau đó gạt phẳng và rút nón thử trong thời gian 5+-2s, dùng thước đo kiểm tra độ sụt.
+ Nhiệt độ bê tông: Nhiệt độ bê tông tại thời điểm đổ không nên vượt quá 30 độ.
+ Lấy mẫu: Lấy mẫu bêtông (3 khối 15x15x15cm) cho mỗi đợt 20m3 thực hiện, có dán ký hiệu riêng để đánh dấu trên mẫu và khu vực đổ bê tông trên bản vẽ.
-Quy trình đổ bê tông cột:
+ Đưa bê tông vào khối đổ qua cửa đổ thông qua máng đổ.
+ Chiều cao rơi tự do của bê tông không quá 2m.
+ Đầm được đưa vào trong để đầm theo phương thẳng đứng, dùng đầm dùi để đầm, chiều sâu mỗi lớp bê tông khi đầm dùi khoảng 30-50cm, thời gian đầm khoảng 20-40s. Chú ý trong quá trình đầm tránh làm sai lệch cốt thép.
+ Khi đổ bê tông cột lớp dưới cột thường bị rỗ do các cốt liệu to thường ứ đọng ở đáy, để khắc phục hiện tượng này trước khi đổ bê tông ta đổ 1 lớp vữa xi măng dày khoảng 10 – 20 cm.
-Quy trình đổ bê tông dầm, sàn:
+ Quá trình đổ bê tông cần diễn ra liên tục cho đến khi xong toàn bộ dầm sàn đã lắp đặt cốt pha, cốt thép. Tránh đổ làm 2 lần sẽ ảnh hưởng đến khả năng liên kết giữa các mối nối, dẫn đến tình trạng thấm dột và nứt sau sau này.
+ Quá trình đổ bê công cần lưu ý đầm dùi bê tông đúng kỹ thuật, đầm cẩn thận ở các vị trí góc hẹp để bê tông được lèn chặt. Không được đầm quá sơ sài sẽ làm bê tông bị rỗ, rỗng bên trong. Và cũng không được đầm kỹ quá làm bê tông bị phân tầng ảnh hưởng đến chất lượng chịu lực.
+ Bê tông dầm được đầm bằng đầm dùi và bê tông sàn được đầm bằng đầm bàn.
+ Đối với dầm sàn có chiều cao lớn phải đổ và đầm bê tông theo từng lớp, trên sàn phải được cào bê tông và đầm đều (cào bê tông đến đâu đầm theo đến đó).
Bề mặt bê tông:
+ Đúng cao độ, bề mặt phẳng đều.
+ Đối với cột, vách cao độ dừng đổ phải được đánh dấu lên thép hoặc cốp pha.
+ Đối với sàn kiểm tra cao độ trong quá trình đổ bê tông bằng máy thủy bình và mia. Khi bê tông đã được cào trên mặt bằng thì người cầm mia khoanh vùng (đường kính 20cm) vị trí cần đánh dấu cao độ bằng bàn chà, dùng mia đặt lên vị trí khoanh vùng và đọc chỉ số so với cao độ chuẩn. Chỉnh sửa cao độ đến khi đạt cao độ chuẩn, khoảng cách giữa các vùng làm dấu móc thường cách đều 2m về 2 phương.
+ Phải che chắn bề mặt bê tông khi trời mưa. Trong trường hợp trời mưa quá lớn buộc phải dừng công tác đổ bê tông thì cần xem xét đến vị trí mạch ngừng, xin ý kiến giám sát và tham khảo TCVN 4453-1995.
BƯỚC 4: BẢO DƯỠNG BÊ TÔNG.
+ Bảo dưỡng bê tông: Ngâm hoặc tưới nước.
+ Trong điều kiện bình thường, ngay sau khi đổ 4 giờ nếu trời nắng ta phải tiến hành che phủ bề mặt để tránh hiên tượng ‘trắng bề mặt’ bê tông rất ảnh hưởng đến cường độ.
+ 3 ngày đầu phải tưới nước thường xuyên để giữ ẩm, khoảng 3 giờ tưới 1 lần, ban đêm ít nhất 2 lần, những ngày sau mỗi ngày tưới 3 lần.
+ Tưới nước dùng cách phun bằng bình xịt, không được tưới trực tiếp lên bề mặt bê tông mới đông kết. Nước dùng cho bảo dưỡng, phải thoả mãn các yêu cầu kỹ thuật như nước dùng trộn bê tông.
+ Với sàn mái có thể bảo dưỡng bằng cách xây be, bơm 1 đan nước để bảo dưỡng. Trong suốt quá trình bảo dưỡng, không để bê tông khô trắng mặt.
+ Không được tác động lên kết cấu vừa đổ bê tông như ném thiết bị lên sàn...
NHỮNG LƯU Ý KHI THI CÔNG DẦM SÀN:
+ Vấn đề tối quan trọng khi thi công là đảm bảo được độ an toàn cho người thi công công trình. Những biện pháp phòng hộ tuyệt đối đầy đủ, như vậy thì tâm lý người làm việc mới vững và yên tâm mang lại hiệu quả công việc cao.
+ Kiểm tra kỹ các vật dụng, máy móc, công cụ hỗ trợ trước khi thi công, các hệ thống liên quan. Đảm bảo mọi thứ đều sẵn sàng, hoặc là thừa chứ không được phép thiếu.
+ Các quá trình thi công đảm đi đúng trình tự, không đảo lộn các bước với nhau. Từng giai đoạn phải phù hợp, không làm ẩu, làm phá quy tắc chung dẫn đến những rủi ro không mong muốn.
+ Tính toán sử dụng lượng nhân công đủ để làm trong một buổi sáng hoặc chiều là xong là tốt nhất. Tránh để thời gian đổ cách nhau quá lâu hoặc ngày trước ngày sau mới đổ thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng hai phần dầm đó. Các điểm đo đạc, xác định vị trí lắp đặt phải chuẩn đúng như bản thiết kế, có thể được phép sai số, nhưng không được sai quá nhiều gây ảnh hưởng đến các vị trí khác.
+ Chuẩn bị biện pháp che chắn nếu gặp thời tiết bất lợi.